Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One, Amiel Dror và các cộng sự tại Trung tâm Y tế Galilee ở Nahariya (Israel) phát hiện khoảng 50% số người bị thiếu hụt vitamin D khi nhiễm COVID-19 sẽ phát bệnh nặng, so với dưới 10% những người có đủ lượng vitamin D trong máu của họ.


Nhóm nghiên cứu cảnh báo người dân không nên lạm dụng việc uống vitamin D. Ảnh minh họa: Nytimes
Nhóm nghiên cứu cảnh báo người dân không nên lạm dụng việc uống vitamin D. Ảnh minh họa: Nytimes

Các nhà khoa học Israel đã nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về khả năng nhiễm COVID-19 với những triệu chứng nghiêm trọng khi họ so sánh các bệnh nhân có đủ lượng vitamin D trước khi mắc bệnh với những người không mắc bệnh.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One vào tháng 2/2022, Amiel Dror và các cộng sự tại Trung tâm Y tế Galilee ở Nahariya (Israel) phát hiện khoảng 50% số người bị thiếu hụt vitamin D khi nhiễm COVID-19 sẽ phát bệnh nặng, so với dưới 10% những người có đủ lượng vitamin D trong máu của họ.

Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận trên sau khi điều tra 253 bệnh nhân được điều trị tại Trung tâm Y tế Galilee trong khoảng thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 2/2021 – khoảng thời gian trước khi biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao xuất hiện.

Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của xương. Hầu hết vitamin D có nguồn gốc từ quá trình ánh nắng chiếu trực tiếp lên da. Nó cũng xuất hiện trong các loại thực phẩm như cá béo (fatty fish), nấm và lòng đỏ trứng.

Nhóm nghiên cứu cảnh báo người dân không nên lạm dụng việc uống vitamin D bổ sung để chống lại COVID-19 thay vì tiêm vaccine. Nồng độ vitamin D trong máu của người khỏe mạnh chỉ nên dao động trong khoảng từ 20–50 nanogram trên mililit (ng/mL).